Tin cuối phiên 2/6
Số lượng giao dịch cà phê Robusta trên LonDon phiên qua khu 27,162 lô, hợp đồng mở 137,302 lô, giảm 2,486 lô. Ngay khi thị trường cà phê Arabica trên NewYork số lô giao dịch 105,775 lô, hợp đồng mở 339,747 lô, giảm 5,529 lô.
Trong 10 năm qua, khoảng 80 doanh nghiệp Việt Nam bể nợ hoặc phá sản vì cà phê và có khoảng 90 doanh nghiệp nước ngoài cũng bị thua lỗ và phá sản. Các nhà xuất khẩu và doanh nghiệp Việt Nam đổ lỗi cho việc giá tăng giảm là bởi sàn giao dịch quốc tế.
Việt Nam với sản lượng hàng năm khoảng 1.8 triệu tấn tương đương 30 triệu bao trong đó 95% xuất khẩu và tiêu thụ nội địa chỉ 5%. Khoảng 90% hàng Việt Nam bán ra thế giới qua các nhà môi giới (cò), broker.
Vào những năm 2008, 2011 cách đây 10 năm, các doanh nghiệp Việt Nam đổ lỗi cho việc kinh doanh khó khăn là do các công ty nước ngoài ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài làm lũng đoạn thị trường Việt Nam. Khi họ trực tiếp mua hàng tại các tỉnh Tây Nguyên làm cho doanh nghiệp nội địa gặp nhiều khó khăn trong việc mua bán.
Nguyên nhân các công ty nước ngoài mua giá cao hơn doanh nghiệp nội địa và ép giá nông dân bởi họ có tiềm lực về tài chính và lãi suất vay chỉ 3% /năm từ nước ngoài. Ngay khi các doanh nghiệp Việt Nam phải vay với lãi suất 10-20%/năm. Thêm vào đó, công nghệ chế biến cà phê của các công ty nước ngoài cao hơn Việt Nam dẫn đến cuộc chơi mua bán về vốn và thiết bị không cân sức giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Nhưng 2 năm trở lại đây tình hình đã thay đổi, các doanh nghiệp nước ngoài đã rút khỏi các vùng nguyên liệu và nông trại cà phê. Riêng doanh nghiệp Việt Nam vẫn không nâng giá để mua hỗ trợ cho nông dân mà hiện nay xuất hiện các doanh nghiệp chế biến cà phê rang xay mua cộng hưởng cho nông dân cao hơn 30-50% so với giá thị trường hoặc các doanh nghiệp mua theo tiêu chuẩn 4C (cà phê sạch).
Các công ty xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và trong tương lai rất thành công trong việc chốt hàng trữ giá và Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới bởi các hợp đồng mua bán thông qua các công ty cò mà người nước ngoài gọi là môi giới. Nếu hợp đồng được thược hiện suôn sẻ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giao đủ hàng. Trong trường hợp bất lợi, tốt nhất doanh nghiệp Việt Nam công bố bể nợ không giao hàng và mở một công ty khác để kinh doanh.
Các hợp đồng Việt Nam giao tại Châu Âu được thực hiện theo điều khoản, luật quốc tế mà người ta gọi là " Luật cà phê Châu Âu" trong đó 100% các hợp đồng ký với khách ngoại lấy giá cà phê từ sàn LonDon hoặc NewYork làm giá tham chiếu để thỏa thuận hợp đồng. Trọng lượng hàng sẽ được xác định khi nhập cảng Châu Âu.
Khoảng 90% các doanh nghiệp kí hợp đồng Châu Âu bị thua lỗ trong vòng 10 năm qua do giá liên tục giảm từ mức 2815$ cho LonDon và 308.90 cent cho NewYork xuống khu 1267$ cho LonDon và 87.60 cent cho NewYork . Như vậy trong 10 năm cà phê LonDon giảm 60% giá trị và NewYork giảm 80%. Nếu so sánh với năm 1977, khi LonDon ở khu vực 4.000 usd/tấn và NewYork khu 337,85 cent thì giá cà phê trong vòng 80 năm qua đã giảm 85% giá trị.
Nếu một mặt hàng giảm giá liên tục trong 80 năm như cà phê hạt xanh đồng nghĩa với việc mặt hàng đó không có tên tuổi. Các nhà xuất khẩu Việt Nam hoàn toàn không quan tâm đến thương hiệu cà phê. Hiện nay, chỉ có khoảng 2% dân số trên toàn câu hỏi ra mới có thể biết Việt Nam là nước có vựa cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Còn lại 95% hoàn toàn không biết Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn, mà họ chỉ biết đến Brazil, Colombia và Indonesia.
Tất cả các hội chợ về cà phê lớn và có uy tín trên toàn cầu đều có các công ty cà phê của Indonesia tham gia mặc dù Việt Nam vài năm gần đây cũng có tham gia nhưng không được người tiêu dùng quan tâm. Nguyên nhân hầu hết người tiêu dùng đều uống cà phê Arabica chứ không phải hàng Robusta của Việt Nam. Điều đó chỉ ra rằng, hàng cà phê Robusta của Việt Nam chủ yếu được chế biến để làm nguyên liệu cà phê hòa tan.
Các lập luận trên chỉ ra rằng Việt Nam chưa thể bán cà phê hạt xanh với giá tốt được. Bài toán nâng cao giá trị cà phê Việt Nam hiện nay là thị trường cà phê đang cần nhiều người quan tâm và chung tay xây dựng.
Tóm lại
Báo cáo nguồn quỹ cà phê London và NewYork mua bù thiếu, kỳ vọng cà phê tiếp tục táp lên cao vào những ngày tháng tới. Các công ty Việt Nam mua hàng và cầm hàng 12 tháng qua đã bắt đầu bán ra ngay khi các hợp đồng bán khống hàng thực thua lỗ do giá tăng nhanh và nếu giá tiếp tục tăng cao thì các nhà xuất khẩu sẽ không giao hàng.
Các hợp đồng Châu Âu quy định, nếu người bán không giao hàng cho hợp đồng tháng 07 thì sàn sẽ thông báo ngày 25/06 là thông báo giao hàng đầu tiên. Nếu người mua không được thông báo với người bán trong 2,3 tháng tiếp theo thì việc thực hiện lô hàng theo luật Châu Âu sẽ đương nhiên bị hủy bỏ.
Việc thường làm của người mua là thông báo cho người bán biết họ sẽ giao hàng như đã thông báo trong trong hợp đồng, nếu người bán không giao hàng người mua sẽ đưa ra sàn quốc tế Châu Âu để kiện người bán. Trong trường hợp người mua không thông báo cho người bán biết về các quy định của sở giao dịch Châu Âu từ 03 đến 06 tháng khi hết hạn hợp đồng đương nhiên hợp đồng đó bị hủy bỏ./
Ban Biên Tập: Tincaphe.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Thời cơ cho cà phê chế biến xuất khẩu
- Cà phê Lon Don Và New York Vút Tăng Cao Trong Tương Lai
- Bản Tin Cà Phê Sáng Ngày 29 Tháng 10 Năm 2022
- Nguồn Quỹ Cà Phê Toàn Cầu Giảm Vị Thế Mua Đẩy Giá Cà Phê Thế Giới Sụt Giảm Mạnh
- Thị Trường Thiếu Sức Bán Gây Khó Khăn Cho Người Giao Dịch Mở Các Hợp Đồng Mới
- Cà Phê Lon Don Và New York Có Khả Năng Biến Động Tăng Giảm Lớn Không Xa Khu Hiện Nay
- Nguồn Quỹ Ngưng Mua khống Giúp Cà Phê Thế Giới Hạn Chế Đà Tăng
- Nhà Phân Tích Wang tao Của Hãng Tin Reuters Nhận Định Khả Năng Cà Phê Lon Don Cùng New York Đã Đạt Đỉnh Lâm Thời
- Giá Cà Phê Lon Don Và New York Muốn Táp Lên Cao Lần Nữa
- Cà Phê Lon Don Và New York Đang Chờ Đợi Tết Cổ Truyền Việt Nam Đến Gần
- Nguồn Quỹ Vẫn Ở Vị Thế Mua Khống Lớn Nhất Trong Lịch Sử
- Chu Kỳ Tăng Lớn Đang hình Thành Cho Cả Hai Thị Trường Arabica Và Robusta