Thời cơ cho cà phê chế biến xuất khẩu
Nhìn vào số liệu thống kê của ngành cà phê những năm gần đây, yếu tố giá cả tăng đột biến gây sự chú ý của thị trường nhưng sự tăng trưởng ở mảng chế biến cũng là điểm sáng gây bất ngờ.
Bất ngờ vươn mình
Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam trong niên vụ 2022-2023 đạt 89.941 tấn, với kim ngạch 511 triệu USD. Sản lượng này chiếm 5,4% tổng lượng xuất khẩu (chưa quy đổi về cà phê nhân) nhưng giá trị chiếm đến 12,5%. Giá xuất khẩu bình quân trong niên vụ này là 5.676 USD/tấn.
Sang niên vụ 2023-2024, sản lượng xuất khẩu tăng mạnh tới 42%, lên mức 127.543 tấn, chiếm 8,8% tổng lượng xuất khẩu, trong khi giá trị đóng góp gần 18%, nhờ mức giá xuất khẩu bình quân tăng lên 7.616 USD/tấn.
Riêng tháng 11-2024, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu được 10.004 tấn cà phê chế biến, với kim ngạch đạt hơn 100 triệu USD. Mặc dù sản lượng chỉ chiếm 16,5% nhưng giá trị xuất khẩu lại chiếm đến 26,8% nhờ đơn giá xuất khẩu lên tới 10.025 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay.
Những con số này cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của ngành cà phê chế biến Việt Nam. Đồng thời, phản ánh tiềm năng lớn của ngành trong việc nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu nguyên liệu vẫn là chủ lực
Theo số liệu của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê trên thế giới chủ yếu là cà phê nhân (nguyên liệu) chiếm khoảng hơn 89%, cà phê hòa tan hơn 10% còn cà phê rang khoảng 0,5%. Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và tỉ lệ xuất khẩu cà phê nhân cũng khoảng 88%. Nguyên do, cà phê nguyên liệu thuận lợi cho việc vận chuyển, bảo quản nên các nhà nhập khẩu ưu tiên nguyên liệu để chế biến theo "gu" của thị trường. Ngoài ra, trước đây các thị trường như châu Âu bảo vệ các nhà máy chế biến trong nước nên miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu cà phê nhưng đánh thuế cao cà phê chế biến. Điều này khiến cho cà phê chế biến xuất khẩu chậm tăng trưởng trong thời gian dài.
Liên quan đến giá cà phê, ngày 10-12 vừa qua, giá cà phê Arabica vọt lên mức 348,35 US cent/pound, mức cao nhất kể từ năm 1977 khi tuyết phá hủy các cánh đồng cà phê tại Brazil. Đây là loại cà phê phổ biến nhất thế giới, chiếm phần lớn thị trường tiêu thụ toàn cầu.
Nguyên nhân chính của đợt tăng giá này là do hạn hán nghiêm trọng, nhiệt độ cao và sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ một số ít quốc gia sản xuất, đặc biệt là Brazil. Năm 2023, Brazil trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm vào tháng 8 và tháng 9, sau đó là mưa lớn vào tháng 10 khiến cây cà phê khó phát triển bình thường.
Theo đài CNBC, cà phê là mặt hàng giao dịch nhiều thứ hai sau dầu thô. Sự bất ổn về thời tiết khiến giới đầu tư lo ngại vụ mùa năm 2025 sẽ thất bát. Ông David Oxley từ Capital Economics nhận định, giá cà phê chỉ giảm khi nguồn cung ổn định và lượng hàng dự trữ được bổ sung, điều này có thể mất nhiều năm. Ông Carlos Mera từ Rabobank cảnh báo tình hình thời tiết khắc nghiệt ngày càng đe dọa ngành cà phê. Nếu điều kiện này tiếp tục kéo dài, giá cà phê có thể còn tăng cao hơn mức kỷ lục hiện nay.
Nguồn : ST
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Cà phê Lon Don Và New York Vút Tăng Cao Trong Tương Lai
- Bản Tin Cà Phê Sáng Ngày 29 Tháng 10 Năm 2022
- Nguồn Quỹ Cà Phê Toàn Cầu Giảm Vị Thế Mua Đẩy Giá Cà Phê Thế Giới Sụt Giảm Mạnh
- Thị Trường Thiếu Sức Bán Gây Khó Khăn Cho Người Giao Dịch Mở Các Hợp Đồng Mới
- Cà Phê Lon Don Và New York Có Khả Năng Biến Động Tăng Giảm Lớn Không Xa Khu Hiện Nay
- Nguồn Quỹ Ngưng Mua khống Giúp Cà Phê Thế Giới Hạn Chế Đà Tăng
- Nhà Phân Tích Wang tao Của Hãng Tin Reuters Nhận Định Khả Năng Cà Phê Lon Don Cùng New York Đã Đạt Đỉnh Lâm Thời
- Giá Cà Phê Lon Don Và New York Muốn Táp Lên Cao Lần Nữa
- Cà Phê Lon Don Và New York Đang Chờ Đợi Tết Cổ Truyền Việt Nam Đến Gần
- Nguồn Quỹ Vẫn Ở Vị Thế Mua Khống Lớn Nhất Trong Lịch Sử
- Chu Kỳ Tăng Lớn Đang hình Thành Cho Cả Hai Thị Trường Arabica Và Robusta
- Cà Phê Lon Don Và New York Đang Ở Mức Cao Do Nguồn Quỹ Tham Gia Mua Khống Lớn