Loading...
Phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột
Ngày đăng: 21-09-2016
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý là vấn đề quan trọng mang tính sống còn cho các nông sản, đặc biệt là cà phê.
Thêm cơ hội Nằm ở độ cao từ 400 – 800 m so với mực nước biển, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch cao, Đắk Lắk hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cà phê nên năng suất bình quân đạt 2,4 tấn/ha, cao nhất thế giới. Không chỉ vậy, hạt cà phê ở đây còn được hấp thụ tinh túy đất trời, tạo nên hương vị riêng nên được nhiều quốc gia công nhận.
Các vùng trông cà phê nổi tiếng trên thế giới
Niên vụ 2014-2015, cà phê Đắk Lắk được xuất khẩu đến 65 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với 177.000 tấn, kim nghạch đạt trên 364 triệu USD, chiếm 14% tỷ trọng xuất khẩu cà phê của cả nước đã góp phần củng cố vị thế là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới (chiếm một nửa sản lượng Robusta toàn cầu). thu-hoach-ca-phe Để thúc đẩy ngành cà phê phát triển bền vững, bên cạnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thông qua các mô hình sản xuất bền vững theo chứng chỉ quốc tế thì việc phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng được tỉnh nhà quan tâm.
Năm 2005, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đứng tên đăng bạ chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng bạ có giá trị bảo hộ trên toàn Việt Nam. Đến nay, đã có 10 doanh nghiệp được cấp quyền chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột trên diện tích 15.000 ha, sản lượng đăng ký 46.621 tấn. Số lượng đăng ký chưa nhiều nhưng việc triển khai hệ thống quản lý nội bộ, liên kết với nông dân sản xuất thông qua các hợp đồng, lớp tập huấn, hướng dẫn cũng như giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã tạo được nhận thức vượt bậc cho người trồng cà phê về vấn đề thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
Trên thị trường quốc tế, việc phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng được đẩy mạnh với 11/17 quốc gia, vùng lãnh thổ (đăng ký bảo hộ) chấp nhận chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột. Sắp tới, các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực thì chỉ dẫn này tự động được công nhận và bảo hộ trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là để tận dụng được cơ hội này, việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải được đặt lên hàng đầu. Nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm Dễ dàng nhận thấy, chỉ dẫn địa lý là công cụ mang đến giá trị gia tăng khi giá cộng thêm của mỗi lô hàng có chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột dao động từ 30 – 60 USD/tấn, còn với các hộ nông dân là 300 – 400 đồng/kg cà phê nhân.
Năm 2005, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đứng tên đăng bạ chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng bạ có giá trị bảo hộ trên toàn Việt Nam. Đến nay, đã có 10 doanh nghiệp được cấp quyền chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột trên diện tích 15.000 ha, sản lượng đăng ký 46.621 tấn. Số lượng đăng ký chưa nhiều nhưng việc triển khai hệ thống quản lý nội bộ, liên kết với nông dân sản xuất thông qua các hợp đồng, lớp tập huấn, hướng dẫn cũng như giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã tạo được nhận thức vượt bậc cho người trồng cà phê về vấn đề thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
Trên thị trường quốc tế, việc phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng được đẩy mạnh với 11/17 quốc gia, vùng lãnh thổ (đăng ký bảo hộ) chấp nhận chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột. Sắp tới, các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực thì chỉ dẫn này tự động được công nhận và bảo hộ trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là để tận dụng được cơ hội này, việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải được đặt lên hàng đầu. Nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm Dễ dàng nhận thấy, chỉ dẫn địa lý là công cụ mang đến giá trị gia tăng khi giá cộng thêm của mỗi lô hàng có chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột dao động từ 30 – 60 USD/tấn, còn với các hộ nông dân là 300 – 400 đồng/kg cà phê nhân.
Vẻ đẹp của cà phê ngày được mùa.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong nước có nhiều đơn vị đăng ký chỉ dẫn, hiện tại mới có Tập đoàn An Thái, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu cà phê 2-9 xuất khẩu được các lô hàng cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, với số lượng rất hạn chế (đến năm 2014 là 10.420 tấn). Bởi chỉ dẫn này còn quá mới với người tiêu dùng quốc tế và thực sự đó chưa phải là nhu cầu của các nhà chế biến. Mặt khác, bản thân việc phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khi hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhật ký mới chỉ ghi chép số liệu về sản xuất chứ chưa có số liệu về thương mại, sản phẩm giao dịch trên thị trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, thị trường quốc tế còn nhỏ lẻ, thiếu những chiến dịch quy mô lớn, khách hàng chưa nhận biết rõ về cà phê có chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho rằng, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý là vấn đề lâu dài và phải có quá trình xây dựng, phát triển, do đó Việt Nam chưa nên đặt nặng vấn đề lợi ích kinh tế, giá trị tăng thêm mà phải tạo ra sự nhận biết và thừa nhận đối với khách hàng. Còn giá trị tăng thêm đủ bù đắp cho chi phí xây dựng hệ thống quản lý, thương mại là có thể chấp nhận được.
Cà phê Buôn Ma Thuột hình ảnh thân thuộc vùng đất Tây Nguyên
Vì vậy, các doanh nghiệp cà phê cần kiên trì chiến lược quảng bá, tiếp thị ngoài các thị trường truyền thống, đồng thời chú trọng thị trường ở các quốc gia mới nổi vì họ dễ dàng chấp nhận cũng như nhu cầu tiêu thụ cà phê tại các quốc gia này có chiều hướng ngày càng tăng. Bản thân các doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột cũng cần liên kết để tạo tiếng nói chung nhằm mục đích đưa logo thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột vào hợp đồng mua bán cũng như in hình ảnh trên bao bì sản phẩm, cùng với nâng cao chất lượng từ vườn cây đến sản phẩm hoàn thiện. Về lâu dài, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào cà phê có chỉ dẫn địa lý, gắn việc phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột với thương hiệu quốc gia, trong đó, cần hình thành chuỗi liên kết và thành lập quỹ ngành hàng cà phê để xúc tiến hoạt động thương mại, quảng bá thương hiệu và cho nông dân vay vốn với lãi suất 0% để tái canh cà phê. Các tổ chức có liên quan đến quản lý chất lượng cần tiến hành việc cấp chứng nhận chất lượng hằng năm cho cà phê có chỉ dẫn địa lý.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Chương trình khuyến mại bán hàng tết
- CÀ PHÊ ...TIÊN PHONG VÀ BẢO THỦ.
- Cà phê Robusta Việt Nam.
- KỸ THUẬT RANG CÀ PHÊ – CÁCH RANG CÀ PHÊ NGON TẠI NHÀ
- THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
- SẦU RIÊNG TẠI V’ORI FARM.
- SẦU RIÊNG CẤP ĐÔNG V’ORI TỪ V’ORI FARM, SỨC HẤP DẪN KHÔNG THỂ CHỐI TỪ
- CỘI NGUỒN CÀ PHÊ VIỆT CHÂN THÀNH CÁM ƠN
- ĐIỂM LẠI NHỮNG NỔI BẬT TRONG LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT 2023 TẠI CỘI NGUỒN CÀ PHÊ VIỆT
- Du lịch mùa lễ hội cà phê
- CỘI NGUỒN - KHỞI NGUỒN ĐẦU XUÂN.
- DÒNG CHẢY MÙA XUÂN.