Suy Ngẫm Về Văn Hóa Cà Phê Ở Việt Nam
Đây là thứ thức uống có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu đồ uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị sau đó dần trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân.
Ngày nay, cafe Việt không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét cafe riêng biệt qua phong cách thưởng thức cafe. Họ không coi cafe là thức uống nhanh, chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức như một nền văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cafe, họ không chỉ đọc báo, trò chuyện cùng bạn bè, đối tác làm ăn mà còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người… Bên ly cafe, mỗi người dường như tĩnh tâm hơn, trầm ngâm hơn, gợi cho ta những nỗi vui buồn, những kỷ niệm.
Không chỉ vậy, văn hóa uống cafe của người Việt còn rất đa dạng, mỗi vùng và mỗi độ tuổi lại có cách uống khác nhau. Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cafe trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cafe đá hơn là uống nóng. Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cafe pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc.
Có người thích một cốc nâu đá pha sẵn, có người lại say mê những giọt cafe thong thả rơi, lại có người thích uống cafe hòa tan nhiều sữa… Nhưng pha phin vẫn được nhiều người ưa chuộng nhất có lẽ vì cảm giác thư giãn khi nhìn những giọt cafe chầm chậm rơi, chầm chậm rơi… Khoảnh khắc đó đem lại cho người thưởng thức một không gian riêng khiến thời gian như một cuốn phim được quay chậm. Đấy là giây phút nhìn sâu vào mình, nhìn thẳng vào nửa cô đơn, đau buồn và thương nhớ – cùng ly cafe nồng đượm.
Có lẽ chính thói quen uống cafe, bất kể là sáng, trưa hoặc tối, bất kể khi vui hay buồn cũng như cốt cách của người Việt là chậm rãi và chừng mực, nên cafe Việt mới có một cách thưởng thức riêng đến như vậy.
Những ngày tiết trời lành lạnh như thể mùa thu. Đôi khi cũng nên đi chậm lại hay thậm chí đứng lại để cảm nhận được cuộc sống đang hối hả chạy nhanh cùng những lo toan trong cuộc sống. Tạt vào một quán café quen thuộc gọi cho mình một lý cafe nóng để thấy lòng hoang hoải, da diết điều gì đó mông lung, để suy ngẫm về văn hóa cafe Việt …
Dù còn nhiều “hạt sạn” trong khâu buôn bán cafe như cafe bẩn, cafe pha trộn tạp chất nhưng trên hết, hương thơm từ ly cafe mới là thứ còn lại sau tất cả, dư vị cuộc sống sau mỗi ngụm cafe mới là thứ người ta cần giữ lại, cũng giống như đối với một nền văn hóa, thứ còn lại sau nhiều cái đã mất mới thực sự là đáng quý. Có lẽ để nói về thú thưởng thức cafe của người Việt, ta còn rất nhiều chuyện để nói, nhưng chắc chắn một điều là chính cách thưởng thức cafe của người Việt đã mang đến sự lãng mạn và thơ mộng cho thứ đồ uống nhanh này.
Theo Kinh Doanh Cà Phê
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Vùng trồng cà phê ở Việt Nam
- SẼ TRỞ NÊN GIỎI HƠN NẾU DUY TRÌ NHỮNG THÓI QUEN NÀY
- TÔI HỎI...
- NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
- “NGỐC”, CŨNG LÀ MỘT LOẠI BẢN LĨNH, MỘT KIỂU TRÍ TUỆ, MỘT KIỂU TÂM THÁI
- ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
- TRÊN ĐỜI NÀY NHỮNG THỨ QUÝ NHẤT ĐỀU MIỄN PHÍ
- 15 ĐỊNH LUẬT NGẦM CỦA CUỘC SỐNG
- TRÊN ĐỜI CHẲNG CÓ GÌ MIỄN PHÍ, NGAY CẢ KHI NÓ ĐƯỢC GHI MIỄN PHÍ
- MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC SẼ CÓ 3 ĐIỂM NÀY
- NGÀY XƯA VÀ BÂY CHỪ
- ĐỜI NGƯỜI CÓ 3 CÁI SAI: