NGUỒN GÔC GIAI THOẠI VỀ CÀ PHÊ CULI
- Các cụ kể rằng thời Pháp thuộc, người Pháp mang cà phê trồng trọt tại các trang trại và đồn điền cà phê tại Việt Nam. Khi thu hoạch họ chỉ lấy những hạt chất lượng tốt nhất. Họ bắt nô lệ lựa những hạt cà phê xấu ra và không được xót hạt nào dù chỉ một hạt nếu không sẽ bị bắn chết tại chổ. Do đó mà không một nô lệ nào dám sai xót khi lựa cà phê xấu. Từ đó những hạt cà phê xấu này được gắn liền với tên gọi kolie mà người pháp dùng để ám chỉ nô lệ.
- Theo kiến thức hạn hẹp của bản thân thì biết được rằng cà phê culi là những hạt cà phê "đột biến" của các giống cà phê như arabica, robusta... thông thường mỗi trái cà phê có 2 hạt nhưng vì một lý do nào đó lại có những trái cà phê chỉ có một hạt. Những trái cà phê "đột biến" này được gọi là peaberry và có hàm lượng cafein cao hơn nên người Pháp và Châu Âu không ưa chuộng do đó họ thải ra. Mặc dù trong lịch sử ngôn ngữ tiếng Pháp có 1 từ ngữ tương ứng với peaberry nhưng có cách phát âm gần giống kolie là caracoli. Tuy nhiên khi nhắc đến loại cà phê này người Pháp vẫn dùng từ peaberry chứ không phải caracoli. Vậy tại sao lại có tên gọi là cà phê culi? Phải chăng cà phê culi là tên gọi riêng của peaberry ở Việt Nam?
Từ khi nghe được câu chuyện này mình bắt đầu tìm hiểu thì tra cứu được một vài thông tin chia sẻ cùng mọi người: - Về mặt ngôn ngữ:
Từ kolie = culi chỉ người kuli, một tầng lớp thấp hèn hoặc người phu khuân vác. - Lịch sử của từ coolie trong tiếng Pháp có thể được tóm tắt như sau:
Tiền thân của từ coolie trong tiếng Pháp là colles/ coles (mượn từ tiếng Bồ Đào Nha, được dùng trong tiếng Pháp lần đầu năm 1638, chỉ người kuli, một tầng lớp thấp hèn ở vùng Goudjerate/Gujurati thuộc miền Tây Ấn Độ), colys (năm 1666), coulis (năm 1758). Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên dùng từ coles để ghi nhận nghĩa 1 là người kuli. (năm 1554). Đến năm 1581 thì từ coles của tiếng Bồ có nghĩa thứ hai là phu khuân vác. Người ta chưa rõ vì sao lại có sự chuyển nghĩa này.
Do ảnh hưởng quan trọng của Bồ Đào Nha ở châu Á thời đó, các dạng coles (năm 1548), kolis (năm 1584) của tiếng Anh với nghĩa 1 cũng chuyển thành coolie (năm 1638) với nghĩa 2. Có nhiều khả năng từ coolie của tiếng Anh được người Pháp mượn. Từ coolie này (với nghĩa là phu) được sử dụng trong tiếng Pháp lần đầu vào năm 1857, trước khi người Pháp đánh Việt Nam không lâu. Trước đó, để chỉ nghĩa 2 (phu), người Pháp đã dùng koully (1699) và kuli trong tiếng crê-ôn ở đảo Maurice.
- Từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 rất nhiều người Trung Hoa được mộ đi phu ở nước ngoài: sang Mỹ đào vàng, sang Cuba trồng mía... Trong giai đoạn 1847-1862 có năm số phu mộ được lên đến 60 vạn người. Từ coolie vì vậy trở nên rất quen thuộc với người Trung Hoa. Những người phu Trung Hoa đi “hợp tác quốc tế” thời đó được gọi là 苦 力 (pinyin: kǔlì, âm Hán Việt: khổ lực), tiếng Quảng ghi là 咕 喱 (âm Việt Bính là gu lei). Nói chung thì phát âm kiểu nào thì cũng na ná với coolie của tiếng Anh.
Khi lên kế hoạch đánh Nam Kỳ, do nhu cầu đài tải vũ khí, lương thực, tản thương, đào đắp công sự... Pháp phải mộ cu li Trung Hoa tháp tùng đạo quân viễn chinh. Trong trận đánh đồn Kì Hòa (đại đồn Chí Hòa) sáng 24 tháng 2 năm 1861, có 600 cu li người Trung Hoa đi trong đội hình tấn công. (Léopold Pallu de La Barrière, 1888:62).
Người Việt chắc chắn nghe được hai tiếng cu li từ sau trận giặc đó. Như vậy có thể khẳng định cả người Pháp và người Trung Hoa cùng góp phần phổ biến từ cu li ở Việt Nam. Và người Việt sử dụng nó để ám chỉ những người khuân vác khổ cực thuộc tầng lớp thấp hèn.
Ví dụ như trong câu nói: “đơ cu li khuân vác, cát cu li bịch bịch” là một câu rất đa ngôn ngữ, đa sắc tộc, đọc lên thấy đơn giản chứ từng chữ trong đó có lịch sử chắc hơn vài trăm năm. Câu đó có nghĩa là “hai thằng công nhân đang bốc xếp, bốn thằng công nhân đang nổ máy xe”.
Trong câu trên đó, đơ và cát nghĩa là Hai và Bốn trong tiếng Pháp (deux=2, quatre=4, số đếm), vậy tạm dịch nghĩa là hai cu li khuân vác, bốn cu li bịch bịch.
Từ cu li xuất hiện trong tiếng Việt từ khi nào?
Từ cu li có lẽ đã xuất hiện trên văn bản bằng tiếng Việt từ trước năm 1909:
Chực đường có trẻ cu-li (coolie),
Kêu đâu sảng đó đem đi lẹ làng. (Nguyễn Liên Phong, 1909:30)
Năm 1936 từ cu-li được đưa vào từ điển của Đào Duy Anh (1950:335), cùng nghĩa với phu và tương đương với coolie của tiếng Pháp.
Về lịch sử cây cà phê Việt Nam
Khởi đầu bước ngoặt trong lịch sử cây cà phê tại Việt Nam là từ những năm 1857 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, KomTum. Năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè được trồng ở vùng ven sông.
Như vậy, nếu xét về nguồn gốc từ ngữ và lịch sử cà phê thì có thể thấy câu chuyện của các cụ cũng có phần hợp lý.
Nguồn: internet
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Vùng trồng cà phê ở Việt Nam
- SẼ TRỞ NÊN GIỎI HƠN NẾU DUY TRÌ NHỮNG THÓI QUEN NÀY
- TÔI HỎI...
- NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
- “NGỐC”, CŨNG LÀ MỘT LOẠI BẢN LĨNH, MỘT KIỂU TRÍ TUỆ, MỘT KIỂU TÂM THÁI
- ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
- TRÊN ĐỜI NÀY NHỮNG THỨ QUÝ NHẤT ĐỀU MIỄN PHÍ
- 15 ĐỊNH LUẬT NGẦM CỦA CUỘC SỐNG
- TRÊN ĐỜI CHẲNG CÓ GÌ MIỄN PHÍ, NGAY CẢ KHI NÓ ĐƯỢC GHI MIỄN PHÍ
- MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC SẼ CÓ 3 ĐIỂM NÀY
- NGÀY XƯA VÀ BÂY CHỪ
- ĐỜI NGƯỜI CÓ 3 CÁI SAI: