Logo
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Quy mô kinh doanh
    • Thương hiệu V'Ori -CAVI
    • Lịch sử phát triển
    • Tầm nhìn và sứ mệnh
  • SẢN PHẨM
    • Cà phê rang xay
    • Cà phê nguyên liệu
    • Cà phê tiện lợi
    • Đặc sản trang trại V'Ori Farm
    • Du lịch con đường cà phê Việt
    • Thiết bị công cụ cà phê
  • Giỏ hàng
    • Mua sản phẩm
  • TIN TỨC
    • Tin thị trường
    • Tin V'Ori
    • V'Ori qua báo chí
    • Cuộc sống cà phê
  • DỊCH VỤ
    • Dịch vụ du lịch
    • Nhà hàng , Khách sạn
    • Đầu tư vốn-Tài chính
    • Hợp tác đầu tư
    • Cẩm nang cà phê
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Quy mô kinh doanh
    • Thương hiệu V'Ori -CAVI
    • Lịch sử phát triển
    • Tầm nhìn và sứ mệnh
  • SẢN PHẨM
    • Cà phê rang xay
    • Cà phê nguyên liệu
    • Cà phê tiện lợi
    • Đặc sản trang trại V'Ori Farm
    • Du lịch con đường cà phê Việt
    • Thiết bị công cụ cà phê
  • Giỏ hàng
    • Mua sản phẩm
  • TIN TỨC
    • Tin thị trường
    • Tin V'Ori
    • V'Ori qua báo chí
    • Cuộc sống cà phê
  • DỊCH VỤ
    • Dịch vụ du lịch
    • Nhà hàng , Khách sạn
    • Đầu tư vốn-Tài chính
    • Hợp tác đầu tư
    • Cẩm nang cà phê
Vietnames English
TIN TỨC
  • Tin thị trường
  • Tin V'Ori
  • V'Ori qua báo chí
  • Cuộc sống cà phê
Danh mục
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM
  • Giỏ hàng
  • TIN TỨC
  • DỊCH VỤ
Facebook
  • TIN TỨC
  • Cuộc sống cà phê
Loading...

Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm giá trị cà phê Việt

Buôn Ma Thuột được thế giới biết không chỉ là thủ phủ của cà phê Việt Nam mà còn bởi là vùng sản xuất ra những hạt cà phê có hương vị thơm ngon khác biệt không nơi nào có được. Hương vị cà phê ấy đã được chắt lọc và khẳng định qua quá trình lịch sử phát triển 100 năm, từ các đồn điền cà phê thời Pháp thuộc đến thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
  • Phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột
Những giá trị khác biệt
Theo lịch sử phát triển cà phê Buôn Ma Thuột, ngay từ lúc thăm dò để phục vụ cho việc chuẩn bị xâm chiếm Tây Nguyên, các nhà thám hiểm và truyền giáo Pháp đều nhận định đất Tây Nguyên là loại đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công nghiệp. Từ năm 1901, một số nông trại của Pháp đã được thành lập và cà phê chè là loại cây được đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại Buôn Ma Thuột. Đến những năm 1912-1914, hai công ty nông nghiệp lớn là Công ty Cao nguyên Đông Dương và Công ty Nông nghiệp An Nam được thành lập, bao chiếm tới 30.000 ha (trải dài dọc hai bên Quốc lộ 21 (cũ) từ Buôn Ma Thuột đến km 34 đường đi Nha Trang), đánh dấu sự phát triển của cây cà phê tại Buôn Ma Thuột. Mặc dù lượng cà phê thu được lúc bấy giờ còn rất ít nhưng đã cho sản phẩm tuyệt vời ngoài sự mong đợi của các công ty Pháp. Các nhà rang xay tại Pháp đánh giá chất lượng và hương vị tự nhiên của cà phê Buôn Ma Thuột thơm đặc trưng và đậm đà hơn hẳn cà phê Bờ Biển Ngà vốn đã nổi tiếng khắp Châu Âu. Vì thế, nhiều nhà tư bản và chủ ngân hàng của Pháp quyết định đầu tư mở đồn điền ở Buôn Ma Thuột và chỉ trong vòng 10 năm đã có thêm 26 đồn điền được thành lập ở khu vực Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, thời kỳ này do bệnh gỉ sắt phát triển mạnh trên cây cà phê chè, làm giảm đáng kể năng suất, nên các chủ đồn điền Pháp lần lượt chuyển sang trồng loại cà phê vối cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon hơn. Chính vì vậy cà phê vối được chọn lọc qua nhiều thập kỷ, đã trở thành cây cà phê chủ lực ở vùng đất Buôn Ma Thuột bởi khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao của nó. Tuy thời điểm đó xuất khẩu chưa nhiều, nhưng thông qua con đường du lịch, hạt cà phê Buôn Ma Thuột đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến nhờ chất lượng và hương vị thơm ngon khác biệt, không vùng đất nào có của nó.
Tây Nguyên trắng màu hoa Cà phê
Tây Nguyên trắng màu hoa Cà phê
Sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm phát triển ngành sản xuất cà phê, bắt đầu hình thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện Krông Pắc, Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Ana, Krông Búk, Krông Năng và Ea Kar; các vùng chuyên canh này chiếm 86% diện tích và 89% sản lượng cà phê toàn tỉnh. Từ những đặc trưng riêng biệt đó, Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng bạ từ năm 2005 và đã được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận bảo hộ. Theo ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, trên thế giới, diện tích cà phê có CDĐL không nhiều và hầu hết là sản phẩm cà phê chè, chỉ riêng Việt Nam là cà phê Robusta. Chính sự khác biệt đó đã tạo lợi thế cạnh tranh cao hơn các loại cà phê có chứng nhận khác trong xuất khẩu, vì đây là sản phẩm hàng hóa đặc thù của từng vùng, không phải nơi nào cũng có.
Rạng rỡ ngày thu hoạch cà phê
Rạng rỡ ngày thu hoạch cà phê
Định vị thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột
Cùng với lợi thế về đất đai, khí hậu và bề dày lịch sử, cà phê Buôn Ma Thuột ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong nền sản xuất hàng hóa của Đắk Lắk, giá trị sản phẩm cà phê hằng năm chiếm 35% GDP và 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Sản phẩm cà phê Đắk Lắk đã được xuất khẩu đến 65 nước trên thế giới, riêng niên vụ 2014-2015 xuất khẩu đạt trên 177 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 14% so với cả nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới và chiếm tới một nửa sản lượng Robusta toàn cầu.
Công đoạn thu hoạch chế biến cà phê
Công đoạn thu hoạch chế biến cà phê

Hiện nay, sản phẩm cà phê có CDĐL Buôn Ma Thuột đã có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ nhãn hiệu “Buon Ma Thuot coffee”; cụ thể: vùng lãnh thổ Bennelux (Bỉ, Hà Lan, Luxambua), Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan; 2 quốc gia đang tiếp tục theo đuổi đơn là Canada và Nga. Trong tỉnh hiện có 10 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng CDĐL Buôn Ma Thuột, với tổng diện tích trên 15.000 ha, sản lượng đăng ký hằng năm trên 46.621 tấn. Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, thành công nhất của các doanh nghiệp sử dụng CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột là tạo được một nhận thức vượt bậc cho người trồng cà phê, từ lý thuyết đến áp dụng vào thực tiễn một cách tự nguyện, có ý thức ngay trên vườn cây của mình, điều đó không chỉ nâng cao từng bước chất lượng sản phẩm cà phê nhân mà đặc biệt hơn là sản phẩm truy nguyên được nguồn gốc, có xuất xứ tại một vùng địa danh nổi tiếng Buôn Ma Thuột. Riêng Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk, với nỗ lực của mình đến hết năm 2014 đã xuất khẩu được 10.420 tấn cà phê mang CDĐL Buôn Ma Thuột, chủ yếu bán trực tiếp cho những nhà rang xay ở các thị trường Nhật Bản, Ukraina, Bosnia, Rumani, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông, Nga… và giá trị tăng thêm đạt khoảng 40-60 USD/tấn.
Con chồn huyền thoại gắn liền với sản phẩm cà phê cao cấp của Buôn Ma Thuột
Con Chồn huyền thoại gắn liền với sản phẩm cà phê cao cấp

Hệ thống nhận diện cà phê có CDĐL Buôn Ma Thuột (logo) được thể hiện trên hợp đồng mua bán và trên bao bì đựng sản phẩm. Điều này đã tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm, đồng thời nâng tầm giá trị của hạt cà phê Đắk Lắk. Ngoài sản phẩm cà phê nhân, hiện Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lắk đã thực hiện gắn logo CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột lên sản phẩm cà phê bột để quảng bá cho người tiêu dùng trong nước sử dụng sản phẩm cà phê bột nguyên chất của Buôn Ma Thuột và từng bước nâng cao giá trị sử dụng thương hiệu.
 
Đại diện Hiệp hội cho rằng, để sản phẩm cà phê mang CDĐL Buôn Ma Thuột xuất khẩu ngày càng nhiều thì cần phải có tiếng nói chung và quyết tâm giữa các doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng nhằm thúc đẩy việc đàm phán với các đối tác kinh doanh để đưa logo cũng như thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột vào hợp đồng mua bán và bao đựng cà phê khi xuất khẩu. Sắp tới, các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực thì CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột tự động được công nhận và bảo hộ trên toàn lãnh thổ EU. Do đó, phải xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm mang CDĐL này từ quy trình trồng, chăm sóc, đến chất lượng cà phê theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Việc khó khăn trong xuất khẩu cà phê nhân có chỉ dẫn địa lý phải sớm được tháo gỡ. Việc thành lập chi hội rang xay cà phê Buôn Ma Thuột để khai thác giá trị thương hiệu ở thị trường trong nước và về lâu dài có thể vươn ra nước ngoài là một sự khởi đầu tích cực, hỗ trợ cho việc tăng sản lượng cà phê xuất khẩu.
Chia sẻ
Tweet

Bài viết liên quan | Xem tất cả

  • Vùng trồng cà phê ở Việt Nam
  • SẼ TRỞ NÊN GIỎI HƠN NẾU DUY TRÌ NHỮNG THÓI QUEN NÀY
  • TÔI HỎI...
  • NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
  • “NGỐC”, CŨNG LÀ MỘT LOẠI BẢN LĨNH, MỘT KIỂU TRÍ TUỆ, MỘT KIỂU TÂM THÁI
  • ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
  • TRÊN ĐỜI NÀY NHỮNG THỨ QUÝ NHẤT ĐỀU MIỄN PHÍ
  • 15 ĐỊNH LUẬT NGẦM CỦA CUỘC SỐNG
  • TRÊN ĐỜI CHẲNG CÓ GÌ MIỄN PHÍ, NGAY CẢ KHI NÓ ĐƯỢC GHI MIỄN PHÍ
  • MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC SẼ CÓ 3 ĐIỂM NÀY
  • NGÀY XƯA VÀ BÂY CHỪ
  • ĐỜI NGƯỜI CÓ 3 CÁI SAI:

CÔNG TY CỔ PHẦN CỘI NGUỒN CÀ PHÊ VIỆT

Địa chỉ   :  Km26-Quốc lộ 26 -Ea Yông - Krông Pắk -Tỉnh Đắk Lắk

VPHCM  : 2D5/5 Sky Garden 1, Nguyễn Văn Linh, P.Tân Phong, Quận 7

VPBMT  : 62 Xuân Diệu, Phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Daklak.

Hotline         :  0855.855.888  - (0262)2 225.345

E-mail:  cavi.vori@gmail.com.                    

Website: www.vori.vn

Mã số thuế: 6001583394

Ngày cấp: 26/09/2017 - Nơi cấp: Phòng Kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đăk Lăk

Loading...
CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH
  • THÔNG TIN CHỦ SỞ HỮU
  • CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG SP&DV
  • CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH
  • CHÍNH SÁCH BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
  • CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN VÀ CHÍNH SÁCH THANH TOÁN


Map

Liên kết website
Facebook twitter Youtube Skype
  • đang onlineĐang truy cập: 12
  • Tổng truy cậpTổng truy cập: 1408461
  • Copyright © 2017 vori.vn
    Thiết kế website: Phương Nam Vina