Cà phê - nguồn gốc và cách pha chế cổ xưa nhất thế giới
Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của cây cà phê, tuy nhiên có một câu chuyện được nhiều người biết đến và phổ biến nhất trên thế giới, một câu chuyện cổ tích của đất nước và con người Ethiopia.
Thổ dân Ethiopia với trang phục được trang trí bằng những hạt cà phê |
Theo một truyền thuyết được ghi lại trong sách cổ vào năm 1671, tại vùng Kaffa của Ethiopia, một chàng trai chăn dê phát hiện ra một con dê ăn một cành cây có quả màu đỏ và hoa màu trắng, sau khi ăn xong con dê tỉnh táo, chạy nhảy suốt ngày mà không mệt mỏi. Chàng trai cũng thử hái một quả ăn và cảm thấy tràn đầy sinh lực.
Những cuốn sách cổ tại một tu viện Ethiopia |
Sau đó chàng trai hái một nắm quả đem về và thông báo cho các thầy tu tại một thư viện trong vùng. Các thầy tu tới xem xét và đem về ép thành một thứ nước thơm lừng, khi uống giúp họ tỉnh táo trong lúc cầu nguyện. Cà phê được người Ethiopia sử dụng từ đó.
Cách thức pha cà phê của người Ethiopia là cách thức cổ xưa nhất, hạt cà phê được rang trong một cái chảo sắt to sau đó được đập hoặc giã nát rồi trộn với đường, họ cho hỗn hợp đó vào một cái bình gọi là Jebena và đun sôi.
Bình Jebena của người Ethiopia |
Ngày nay đa số người Ethiopia đều cầu nguyện khi uống tách cafe đầu tiên mỗi sáng sớm. Đó là lời khấn nguyện lặng lẽ, vang lên trong tâm trí khi còn đôi chút ủ rũ và mịt mù sau giấc ngủ.
Eele buna nagay nuuklen - Eele buna iijolen haagudatu - Hoormati haagudatu - Waaan haamtu nuura dow - Bokai magr nuken
Nghi thức cầu nguyện uống cà phê của người Ethiopia |
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Vùng trồng cà phê ở Việt Nam
- SẼ TRỞ NÊN GIỎI HƠN NẾU DUY TRÌ NHỮNG THÓI QUEN NÀY
- TÔI HỎI...
- NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
- “NGỐC”, CŨNG LÀ MỘT LOẠI BẢN LĨNH, MỘT KIỂU TRÍ TUỆ, MỘT KIỂU TÂM THÁI
- ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
- TRÊN ĐỜI NÀY NHỮNG THỨ QUÝ NHẤT ĐỀU MIỄN PHÍ
- 15 ĐỊNH LUẬT NGẦM CỦA CUỘC SỐNG
- TRÊN ĐỜI CHẲNG CÓ GÌ MIỄN PHÍ, NGAY CẢ KHI NÓ ĐƯỢC GHI MIỄN PHÍ
- MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC SẼ CÓ 3 ĐIỂM NÀY
- NGÀY XƯA VÀ BÂY CHỪ
- ĐỜI NGƯỜI CÓ 3 CÁI SAI: